-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn cách lắp đặt quạt thông gió công nghiệp
12/05/2024
Việc lắp đặt quạt thông gió công nghiệp mục đích chính làm thông thoáng nhà xưởng,nhà kho các loại quạt sẽ thường được lắp đặt ở độ cao từ 2 – 2,5m so với mặt đất, nhằm tăng hiệu quả lưu thông, tuần hoàn không khí. Quạt thông gió công nghiệp có thể được gắn ở trên tường hoặc mái nhà. Tùy theo thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng công nghiệp, quy mô nhà xưởng hoặc loại hình tổ chức sản xuất mà doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng công nghiệp một cách phù hợp.
Nên chọn lắp đặt loại quạt thông gió công nghiệp nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những dạng quạt thông gió công nghiệp có thể lắp đặt cho nhà xưởng, nhà kho, nhà máy… Tùy vào thiết kế mà mỗi loại quạt sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Thông dụng nhất vẫn là quạt thông gió công nghiệp dạng vuông, Được dử dụng gắn âm tường, gắn nóc nhà xưởng.
Quạt hút công nghiệp lắp đặt để thông lọc không khí và làm mát tại các khu nhà xưởng, nhà sản xuất, các khu xí nghiệp,… Ưu điểm là công suất lớn, kích thước đa dạng, dễ lắp đặt phù hợp vời quy mô và hoạt động bền bỉ.
Hình ảnh mô tả cách lắp quạt thông gió công nghiệp
Hướng dẫn cách lắp đặt quạt thông gió công nghiệp
Bước 1: Khảo sát để xác định được thể tích xưởng cần lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng quạt thông gió nhà xưởng, mẫu mã quạt và kích thước quạt khác nhau. Việc khảo sát để xác định thể tích của xưởng cần lắp đặt quạt hút gắn tường là điều rất quan trọng. Vì tùy vào không gian lắp đặt quạt hút gió gắn tường mà bạn có thể lựa chọn được loại quạt hút gió có kích thước và công suất phù hợp.
Bước 2. Tính Tổng lưu lượng gió & Số lượng quạt cần lắp cho Nhà Xưởng
Yêu cầu về số lần thay đổi không khí trong 01 giờ ( 01 h) :
- Nơi công cộng đông đúc ( Nhà thi đấu , Siêu thị , Căn Tin, Nhà Sách,… ) : X = 30 đến 40 lần/giờ
- Trong Nhà Xưởng sản xuất có thiết bị phát nhiệt độ ( May , Cơ Khí ,Sản Xuất ,…) : X = 40 đến 60 lần/giờ .
T : Thể tích Xưởng(m3) = Chiều Dài (m)*Rộng (m)* Cao (m)
Tg : Tổng lượng không khí cần dùng (m3/h) ;
X : Số lần thay đổi không khí
Q : Lưu lượng gió của quạt ( m3/h) ;
N : Số quạt cần dùng cho nhà Xưởng .
Công thức tính : Tg = X * T - N = Tg / Q
Ví dụ : Xưởng rộng 20m, dài 50m , cao 8m ,
Số lần thay đổi không khí X=60
T = 20*50*8 = 8.000 m3
Tg = T*X = 8.000*40 = 320.000 m3/h
Trên đây là cách tính toán lưu lượng gió bằng công thức để lựa chọn số lượng quạt cũng như công xuất quạt phù hợp để đảm bào chất lượng thông gió của nhà xưởng. Nếu như bạn vẫn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm về cách tính toán lưu lượng gió hãy liên hệ với công ty chúng tôi sẽ nhận được sự tư vấn tốt nhất!
Bước 2: Chuẩn bị quạt thông gió và vật liệu
1. Quạt hút vuông nhà xưởng công nghiệp (kích thước đa dạng, chủ yếu là: 800mm, 900mm, 1000mm, 1100mm, 1220mm, 1380mm)
2. Khởi động từ (giá .. Vnđ/ cái)
3. Dây điện 3 pha Cadivi 4x1.5 (giá .. Vnđ/ m)
4. Dây ruột co giãn bọc dây điện (giá .. Vnđ/ m)
5. Thép V tạo khung (giá .. Vnđ/ 1 cây)
6. Silicon bọc viền chống mưa vào trong (.)
7. Đinh vít gia cố khung và quạt vào khung nhà xưỡng (.)
8. Giây rút cố định giây điện gọn gàng (.)
9. Giàn giáo nếu lắp đặt trên cao (giá thuê .. Vnđ/ ngày)
Bước 3: Xác định vị trí lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng
Khi đã lựa chọn và xác định được vị trí lắp đặt quạt thông gió gắn tường thì bạn cần lưu ý phải được lắp đặt tại các điểm trung tâm của không gian để giúp cho khả năng thông gió tối ưu nhất. Tuy nhiên, nếu không gian phòng của bạn lắp đặt có diện tích lớn thì bạn cần cài đặt nhiều hơn một chiếc quạt thông gió gắn tường gắn tương.
Bước 4: Tạo lỗ chờ quạt
Tiến hành lắp đặt quạt thông gió gắn tường. Trong khâu lắp đặt tùy vào vị trí không gian nhà xưởng nếu chưa để lại kích thước có sẵn thì đơn vị thi công có thể phải cắt tường - đục tường, cắt tôn để vừa quạt
Bước 5: Tạo khung cố định quạt
Dùng bộ khung V đã tạo trước đó, sử dụng máy khoan lỗ gắn cố định khung vào vách tường. Vấn đề này rất quan trọng vì khung quạt phải kết nối chắc chắn với vách tường thì trong quá trình quạt hoạt động không bị rung lắc.
Bước 6: Tiến hành đưa quạt vào khung đã cố định trước đó
Bước 7: Sử dụng vật tư phụ để hoàn tất lắp đặt quạt
Sử dụng keo silicon hoặc xi măng bao kín không gian hở xung quanh khung và thân quạt với vách tường để tránh trường hợp nước mưa chảy ngược vào bên trong, cũng tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian.
Bước 8: Kéo dây điện tới quạt chạy thử và bàn giao
Kéo dây điện từ quạt vào khởi động từ vào nguồn điện. Bước này cũng quan trọng nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong kỹ thuật đấu điện thì có thể liên hệ bộ phận kỹ thuật chúng tôi để được hướng dẫn.
Chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra đầy đủ theo quy trình 3 lần nếu phát hiện sai sót sẽ điều chỉnh, nghiệm thu và bàn giao.